Chuyện về người phụ nữ vẫn giữ lửa cho nghệ thuật tranh Đông Hồ

Di sản Đời Sống Văn Hóa Thư Viện Ảnh Văn hóa
Mất:5 phút, 2 giây để đọc

Tranh dân gian Đông Hồ là một trong những nét đẹp lâu đời của nền văn hóa Việt Nam. Tuổi thơ ai cũng đã từng nhìn thấy một bản sao chép của những tác phẩm tranh Đông Hồ nổi tiếng. Không chỉ xuất hiện trong nghệ thuật, mà nó còn được mang vào trong giáo dục và trong cuộc sống. Tuy nhiên ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội; nghệ thuật này đang dần bị mai một. Nhưng vẫn còn những người nghệ sĩ vẫn giữ vững tình yêu và nhiệt huyết với nghề. 

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Oanh

Nghệ nhân Nguyễn Thị Oanh (xã Song Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh); vừa được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”. Bà Oanh vừa cặm cụi in nốt màu đen cho những bức tranh “Mục đồng thổi sáo”; vừa say sưa kể về dòng tranh đã gắn liền với bà gần nửa thế kỷ qua.

nghệ nhan tranh đông hồ

Nữ nghệ nhân dành gần nửa thế kỷ “giữ hồn” dòng tranh Đông Hồ

Gần nửa thế kỷ gìn giữ “lửa nghề”

Nghệ nhân Nguyễn Thị Oanh (60 tuổi) là con dâu trưởng của cố nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam; nghệ nhân ưu tú đầu tiên của làng tranh dân gian Đông Hồ. Cố nghệ nhân là người dìu dắt, đào tạo nghề cho bà Oanh; và người con trai thứ Nguyễn Hữu Quả trở thành; những người gắn bó và gìn giữ nghề làm tranh dân gian Đông Hồ.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Oanh bày tỏ sự thích thú và tự hào khi nói về tranh dân gian Đông Hồ; bởi đây là cả một kho tàng lịch sử, văn hóa cần phải bảo tồn, lưu truyền.

tranh đông hồ

Bà Oanh cho biết: “Làng tôi ngày xưa có 17 dòng họ làm tranh; nhưng sau đó bỏ hết chỉ còn 2 dòng họ là Nguyễn Hữu và Nguyễn Đăng làm; mỗi dòng họ chỉ có 1 gia đình làm tranh”.

Bén duyên với tranh dân gian Đông Hồ từ khi mới 14 tuổi; đến nay đã gần 50 năm gắn bó với giấy gió, ván in, nghệ nhân Nguyễn Thị Oanh bày tỏ: “Từ nhỏ, tôi đã được tiếp xúc với tranh Đông Hồ; cứ sáng đi học thì chiều về vẽ nên tôi thuộc lòng các công đoạn và bí quyết để làm tranh. Lớn lên tôi trở thành lao động chính; rồi cơ duyên trở thành con dâu của cố nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam”.

Trở thành người nối nghiệp

Năm 2010, vì tuổi già sức yếu, nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam đã giao lại toàn bộ; cơ sở sản xuất tranh dân gian cho bà Oanh. Bà vừa điều hành vừa tổ chức duy trì các hoạt động sưu tầm và sản xuất tranh dân gian Đông Hồ.

Bà còn sáng tác một số tranh theo đề tài mới: Tranh chùa Dâu, chùa Bút Tháp;…Tính đến nay, bà Oanh là thế hệ thứ 6 trong gia đình có 7 thế hệ làm tranh dân gian Đông Hồ.

nghệ nhân tranh đông hồ

Đóng góp cho nghệ thuật

Bà tích cực tham gia một số hoạt động triển lãm lớn, được Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao; và Du lịch tặng kỷ niệm chương; phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân làng nghề Việt Nam”, “Nghệ nhân tỉnh Bắc Ninh”.

Mới đây nhất, bà được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”; đồng thời cũng là nữ nghệ ưu tú duy nhất của 62 làng nghề tỉnh Bắc Ninh.

“Đó là niềm vui, niềm vinh hạnh khi những cố gắng, đóng góp của mình; cho dòng tranh dân gian Đông Hồ được ghi nhận”, bà Oanh xúc động nói.

Truyền “lửa nghề” cho thế hệ trẻ

Tranh dân gian Đông Hồ là một dòng tranh lâu đời của Việt Nam; với những giá trị nội dung và nghệ thuật độc đáo. Những bức tranh Đông Hồ vừa chân chất, dân dã vừa sâu sắc, triết lí, được lưu truyền; từ thế hệ này sang thế hệ khác, đến nay đã trở thành một nét đặc sắc của văn hóa dân tộc

nghệ thuật

Bà Oanh cho biết, công việc chính của bà là vẽ phác thảo mẫu; nhưng để hoàn thành một bức tranh Đông Hồ thì công đoạn nào bà cũng có thể làm được.

Bà còn sáng tạo, sản xuất thêm nhiều loại sản phẩm khác để thu hút nhiều khách hàng. Không chỉ tranh, mà còn có cả sổ tay các loại; thậm chí cả những bản in bằng gỗ để mọi người tự in được bức tranh hoàn chỉnh.

Sáng tạo trong nghệ thuật

Điểm đặc biệt của dòng tranh Đông Hồ là tất cả các nguyên liệu đều hoàn toàn; bằng cỏ cây hoa lá của thiên nhiên Việt Nam, như màu vàng là từ hoa hòe; màu trắng là từ mai con điệp ở dưới biển, màu hồng là từ sỏi son ở trên núi, màu đen từ than của lá tre, than rơm rạ.

Khâu khắc ván phải chú ý việc chọn gỗ để khắc, khắc ván nét thì phải chọn gỗ thị; khắc ván màu nên chọn gỗ mỡ. In tranh thì phải in màu đỏ trước rồi mới đến màu xanh, vàng, trắng và cuối cùng là in ván nét màu đen.

Những trăn trở của người nghệ nhân

Trong suốt cuộc trò chuyện, nghệ nhân Nguyễn Thị Oanh bày tỏ sự trăn trở; “Tôi chỉ mong sao dòng tranh dân gian Đông Hồ sẽ luôn tồn tại cùng dòng chảy phát triển của đất nước; bởi ở đó thể hiện những nét tinh hoa, giá trị văn hóa độc đáo của người Việt”.

nghệ thuật

Bà cũng đang truyền dạy lại nghề cho người con trai và con dâu. Bên cạnh đó, bà vẫn thường xuyên hướng dẫn, giới thiệu về dòng tranh cổ truyền; cho các học sinh, sinh viên và du khách đến tham quan, tìm hiểu dòng tranh này.

Nguồn: Baovanhoa.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *