Việc xây dựng và phát triển nông nghiệp công nghệ cao đối mặt với nhiều rào cản. Tuy nhiên, mô hình này được xem là “thang thuốc” hiệu quả cho tương lai nông nghiệp Việt.Tại diễn đàn “Phát triển hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao” diễn ra chiều 17/12 tại Hà Nội, ông Hà Văn Thắng, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam, cho rằng sự phát triển của nông nghiệp công nghệ cao hiện còn gặp nhiều rào cản.
Mục lục
Nông nghiệp gặp còn nhiều khó khăn
Thứ nhất về chính sách. Ví dụ, chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao với các quy định thủ tục rườm rà, phức tạp cùng với việc đánh giá, xếp loại các dự án dựa trên các tiêu chí theo định tính, thiếu định lượng… khiến doanh nghiệp khó tiếp cận được nguồn vốn này.
Thứ hai là rào cản về vốn bởi việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao cần nguồn vốn rất lớn để xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, đào tạo nhân lực, tiêu thụ sản phẩm và nhất là nhập thiết bị.
Thứ ba là rào cản về nhân lực. Theo đó, nguồn nhân lực nông nghiệp là chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao, song đang thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Có 40% lực lượng lao động hoạt động trong ngành nông nghiệp nhưng mới chỉ có 7,93% đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật.
Tiếp cận nguồn vốn
Từ góc độ doanh nghiệp, ông Trần Đức Minh, Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐQT Triso Group; cũng chỉ ra việc phát triển của nông nghiệp công nghệ cao gặp khó ở quy hoạch đất đai; tiếp cận nguồn vốn vay, khoa học công nghệ trong sản xuất và về thị trường tiêu thụ. Ngoài ra, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cần phải có đất đai quy mô lớn; ở vị trí thuận lợi cho sản xuất và lưu thông; thị trường tiêu thụ; nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Do đó, theo ông Thắng, doanh nghiệp cần nhất là khuôn khổ pháp lý cho đổi mới sáng tạo; cho các thiết chế mới đáp ứng việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.
Riêng với khoa học công nghệ, ông Minh cho rằng phải ưu tiên nhiệm vụ nghiên cứu; chuyển giao ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghệ sinh học; nhân tạo giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Với thị trường tiêu thụ, cần xây dựng thương hiệu cho nông sản, đầu tư chuyển dần sang chế biến, giảm xuất khẩu thô, tăng tỷ lệ xuất khẩu tinh để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.
Nhu cầu ngày càng cao
Bà Hà Thu Giang, Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) đánh giá trong giai đoạn gần đây, ngành nông nghiệp phải chịu ảnh hưởng kép khi bị ảnh hưởng xấu do dịch Covid-19 và biến đổi khí hậu, thiên tai bão lũ, hạn hán, xâm nhập mặn cũng như dịch tả lợn châu Phi. Trong khi đó, các công cụ phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong nông nghiệp còn chậm triển khai.
Tuy nhiên, với nhu cầu ngày càng cao của xã hội và xu hướng hội nhập quốc tế tạo cơ hội để nông dân; doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt xu hướng thị trường; tiếp cận với các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất; giúp hoàn thiện năng lực quản lý; nâng cao chất lượng sản phẩm với những ý tưởng sáng tạo, hiệu quả.
Bà Giang nhìn nhận đây là cơ sở để ngành ngân hàng đẩy mạnh đầu tư tín dụng có hiệu quả; phục vụ phát triển; đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao.
Đồng quan điểm, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); cho rằng bên cạnh đầu tư công nghệ chế biến; chú trọng thị trường nội địa, ứng dụng công nghệ vào được xem là “thang thuốc” hiệu quả cho tương lai Việt.
“Câu chuyện về cuộc cách mạng 4.0 được nhắc đến không chỉ như một xu thế ngắn hạn; mà là một hành trình xuyên suốt liền mạch để thay đổi bộ mặt nền Việt Nam”, ông Lộc nói.
Nguồn : Elle.vn