Việt Nam là một trong rất ít quốc gia trên thế giới đã khôi phục tình trạng bình thường mới để phát triển kinh tế. Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra sáng 29/12, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh đánh giá năm 2020 là năm thành công nhất của Việt Nam trong 5 năm gần nhất. Trong năm nay có 3 thách thức rất lớn, Việt Nam đã đối mặt và vượt qua thành công.
Mục lục
Dịch bệnh ảnh hưởng sâu sắc tới Việt Nam
Thứ nhất, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên thế giới; ảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam.
Thứ hai, thiên tai, dịch bệnh xảy ra từ đầu năm và kéo dài trong cả năm ở nhiều địa phương, khu vực.
Thứ ba, những cạnh tranh về chính trị và những bảo hộ mậu dịch ở các khu vực trên thế giới; ảnh hưởng rất mạnh đến dòng chảy thương mại và kinh tế quốc tế.
“Việt Nam có lẽ là một trong những quốc gia rất hiếm trên thế giới đã khôi phục tình trạng bình thường mới để phát triển kinh tế”, Bộ trưởng nói. Tuy nhiên, Việt Nam đã thực hiện nhất quán được các giải pháp linh hoạt để vừa tập trung kiểm soát tốt dịch bệnh; đồng thời tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Chính vì vậy, các chỉ số phát triển kinh tế; trong đó bao gồm công nghiệp, thương mại nội địa và thương mại quốc tế đều đạt con số khả quan.
Cần xác định lối đi lâu dài
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải xác định các áp lực và thách thức sẽ tiếp tục trong những năm tiếp theo; đặc biệt là dịch Covid-19 luôn thường trực. Vì vậy, bài học và nhiệm vụ cao nhất là cần phòng chống dịch bệnh.
“Chỉ cần lơ là lập tức sẽ gây hậu quả rất lớn cho kinh tế và xã h;ội kéo lùi sự phát triển của xã hội. Chúng ta không được chủ qua;n phải luôn bám sát thực tiễn để ứng phó kịp thời”, Bộ trưởng Trần Tuấn A nhấn mạnh.
Đối với những nhiệm vụ trong năm 2021, khi Nghị quyết 01 của Chính phủ được ban hành; tất cả Bộ, ngành cần quán triệt và coi đó là mục tiêu trọng tâm. Trong đó, có 3 nhóm nhiệm vụ mục tiêu ngành công thương cần phải tập trung thực hiện.
Thực hiện những chiến lược đúng tầm cho nền kinh tế
Thứ nhất ;tiếp tục phát triển thị trường bao gồm cả thị trường nước ngoài và thị trường trong nước. Cần phải thực hiện những chương trình hành động mà Chính phủ đã ban hành; từ tuyên truyền phổ biến pháp luật đến việc tái cơ cấu tổ chức lại các ngành hàng; thị trường dịch vụ nội địa;
Thứ hai, tổ chức thực thi pháp luật, hoàn thiện cơ sở pháp lý và các quy định về pháp luật. Nếu tổ chức tốt việc thực thi pháp luật; thì sẽ khai thác rất hiệu quả các hiệp định thương mại tự do.
Ví dụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Bộ Công Thương đã chủ động trong việc thực hiện EVFTA. Hàng loạt vấn đề liên quan đến tổ chức thực thi; khai thác thị trường châu Âu đã được hướng dẫn nhanh nhạy, nhờ đó, thương mại với EU đạt tốc độ tăng trưởng trong 3 tháng cuối năm cao nhất từ trước đến nay.
Dự kiến năm nay, Việt Nam xuất khẩu 281 tỷ USD; so với con số dự kiến 300 tỷ USD trong tình huống không có dịch bệnh. Nếu không xảy ra dịch bệnh; Việt Nam có những điều kiện, cơ sở rất thuận lợi để đạt được yêu cầu.
Nguồn : Zingnews.vn