Tại sao có rất nhiều người vẫn có thể sống tốt sau 1 cuộc hôn nhân tan vỡ. Thế nhưng lại cũng có những người dường như vẫn đang mắc kẹt. Họ chính là cảm thấy mình vẫn chìm đắm trong bế tắc ? Ai thì cũng chỉ muốn bước tiếp để có thể tìm thấy hạnh phúc. Họ muốn sống mạnh mẽ và không còn sợ hãi tương lai. Dù vậy, để có thể vượt qua cái bóng cuộc hôn nhân tan vỡ lại chưa bao giờ là việc dễ dàng. Đâu mới là chìa khóa để có thể tìm lại cảm giác vui vẻ độc lập. Nhất là sau khi đã ly hôn?
Thế nhưng, việc đổ lỗi sẽ chẳng bao giờ khiến ta chữa lành vượt qua nỗi đau chia ly. Nếu như bạn đã lựa chọn được hạnh phúc. Thì hãy bắt đầu dần dần chữa lành sau cuộc hôn nhân tan vỡ ngay bây giờ nhé.
Mục lục
Mình không là nạn nhân
Thay vì tự xem mình là nạn nhân của cuộc chia tay. Thì hãy chọn trở thành một “người sống sót”. Là người đủ dũng khí để đặt nỗi đau lại phía sau. Và tiếp tục bước tiếp đến tương lai. Chấm dứt suy nghĩ đau xót, thương cảm cho bản thân và trách cứ đối phương. Đó ngay cả khi xung đột vẫn đang diễn ra. Rằng là bước quan trọng nhất mà cũng khó khăn nhất trong quá trình chưa lành cuộc hôn nhân.
Trong năm xa cách đầu tiên, có lẽ mất mát vẫn còn khiến bạn dằn vặt. Bạn có thể khóc lóc, đau buồn, trút giận về từng mâu thuẫn nhỏ nhặt nhất. Mà của hai vợ chồng với gia đình và bạn bè. Tuy nhiên, sau thời hạn này, dù vết thương vẫn chưa nguôi ngoai. Thì đã đến lúc bạn phải chủ động thay đổi tâm lý của chính mình.
Bất kể người ấy gây lỗi lầm gì hay bạn đã làm sai ra sao, hãy chọn cách khoan dung với đối phương và bản thân mình, vì không ai muốn nỗi đau ly hôn trở thành một phần cái tôi cá nhân của họ cả. Giữ lấy hối tiếc và cay đắng chỉ kìm hãm cuộc sống của bạn thêm mà thôi. Hãy bắt đầu từ việc thừa nhận cảm xúc của mình, sau đó “biến đau thương thành sức mạnh”, học hỏi kinh nghiệm trong quá khứ để chuẩn bị cho chương thú vị tiếp theo của cuộc đời.
Ở cạnh những người tích cực
Cảm xúc tiêu cực sẽ không biến mất một cách kỳ diệu. Và nỗi buồn về cuộc hôn nhân tan vỡ cũng không thể bị đánh bay hoàn toàn. Mà chỉ sau vài cuộc vui hay mấy ngày thư giãn. Cảm giác buồn bã, thậm chí tuyệt vọng có thể lẩn khuất đâu đó trong tâm trí. Nó chờ thời cơ “tấn công” những lúc không ngờ đến nhất.
Nhiều người chọn kết nối với cảm xúc trong môi trường trị liệu, đến gặp các chuyên gia tâm lý, các nhóm hỗ trợ hoặc dịch vụ tư vấn sau hôn nhân.
Bạn bè và gia đình luôn là nguồn sức mạnh, động viên tuyệt vời. Thế nhưng đừng dùng họ thay thế cho tiếng nói tự thương hại trong đầu bạn. Quanh quẩn bên những người liên tục nói xấu người cũ, khăng khăng cuộc hôn nhân thất bại. Nó khiến bạn tội nghiệp ra sao hoàn toàn không có lợi ích. Và chỉ khiến bạn thêm bế tắc mà thôi. Hãy dành thời gian kết nối với những người có thể trở thành tấm gương cho bạn. Để tiến lên phía trước, với sức mạnh và sự lạc quan.
Khác biệt mỗi ngày
Nỗi đau khi đối diện với ly hôn cũng giống như khi đối diện với nỗi mất mát một người quan trọng. Và có ý nghĩa trong cuộc đời mình. Nhiều người chọn quên đi giai đoạn căng thẳng này. Và bằng cách giữ tâm trí luôn bận rộn, làm việc không ngơi tay để không có thời gian suy nghĩ linh tinh.
Để trở thành phiên bản tốt nhất cho bản thân lẫn người thân yêu. Thì hãy nhớ rằng bạn xứng đáng nhận được điều gì đó đặc biệt mỗi ngày. Mà dù chỉ trong 10 phút. Bạn có thể đi dạo, đọc sách, uống trà, chơi đùa với trẻ nhỏ… Hãy cho phép mình tận hưởng bất cứ hoạt động gì mang đến cảm giác hạnh phúc. Và thư thái hàng ngày, vì đó là điều bạn xứng đáng.
Kiểm soát tài chính
Trừ trường hợp gia cảnh tương đối khá giả, thông thường, khả năng kinh tế của bạn sẽ giảm đáng kể sau ly hôn. Thu nhập cá nhân bình thường không còn dư dả để phục vụ các công việc trong nhà như trước, vì giờ đây bạn phải bù đắp cho cả phần của người ra đi.
Sau khi hôn nhân tan vỡ, tình hình tài chính khó khăn là sự thật, nhưng không phải là trở ngại cho một cuộc sống hạnh phúc. Hãy thử cắt giảm một số nhu cầu không cần thiết trong đời sống, hoặc thử thực hành triết lý sống tối giản. Bạn cần cân nhắc xem đâu là điều mình thực sự cần ưu tiên và tìm kiếm niềm vui từ nó.
Với nhiều người, ly hôn là lần đầu tiên họ học cách quản lý tài chính gia đình và lên kế hoạch tương lai. Bạn có thể sẽ cảm thấy quá sức với chuyện tính toán chi tiêu, lên kế hoạch tiết kiệm, đầu tư, nhưng nguồn sức mạnh và tự tin mà nó mang đến là hoàn toàn xứng đáng.
Trung thực với bản thân
Chúng ta dễ cảm thấy hoài nghi sau khi nói lời chia tay với người bạn đời đã gắn bó suốt nhiều năm chung sống. Ta tự đặt ra cho mình những câu hỏi: điều gì mới là đúng đắn, mình phải làm gì, cảm xúc của mình như thế nào, mình nên hay không nên làm điều đó?
Lời giải đáp rất đơn giản, dù nghe có vẻ sáo rỗng: Hãy lắng nghe trái tim của bạn. Trong một tình huống, nếu tâm trí bạn không ngừng cảm thấy… sai sai, hãy tôn trọng sự phản kháng của mình bằng cách tạm dừng, chờ đợi hoặc từ chối thực hiện. Chờ đợi là lựa chọn đúng đắn trong nhiều trường hợp, vì nó cho bạn thời gian để suy nghĩ, cân nhắc trước khi ra quyết định.
Thay vì vội vàng nhảy vào mối quan hệ nghiêm túc tiếp theo. Hay hoặc luôn miệng phàn nàn về người cũ và cách cuộc hôn nhân kết thúc. Thì hãy dành sự chú ý đó cho những vấn đề của riêng bạn. Người khôn ngoan sẽ tập trung năng lượng xem xét tổng thể cuộc sống của họ. Để kiểm nghiệm lại những mục tiêu tương lai, sai lầm trong quá khứ và kinh nghiệm học hỏi được từ chúng.
Quá trình chữa lành sau cuộc hôn nhân tan vỡ cần nhiều thời gian và sự kiên nhẫn. Nhưng nếu kiên trì được đến cuối cùng, bạn chắc chắn sẽ bỏ được đau thương ở phía sau. Để tìm lại niềm hạnh phúc tưởng như đã mất khi chia tay người bạn đời. Để sống độc lập, tự tin và tràn đầy hy vọng.
Nguồn : Elle.vn