Top 6 những di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của Việt Nam

Di sản Văn hóa
Mất:5 phút, 11 giây để đọc

Với hàng nghìn năm văn hóa lịch sử xây dựng gìn giữ và bão vệ đất nước, Việt Nam là một quốc gia có những giá trị tinh thần cực kì ý nghĩa và có giá trị to lớn. Không hề ngạc nhiên khi nước ta là đất nước có những di sản phi vật thể và ngay cả UNESCO cũng phải công nhận. Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về giá trị của các di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.

Nhã nhạc cung đình Huế

Nhã nhạc cung đình Huế là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến; được biểu diễn vào các dịp lễ hội trong năm của các triều đại nhà Nguyễn của Việt Nam. Được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2003. Theo đánh giá của UNESCO, “trong các thể loại nhạc cổ truyền ở Việt Nam; chỉ có Nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia”.

nhã nhạc

Nhã nhạc Cung Đình Huế là một sự kế thừa,kể từ khi những dàn nhạc; trong đó có mặt nhiều nhạc khí cung đình – xuất hiện dưới dạng tác phẩm chạm nổi; trên các bệ đá kê cột chùa thời Lý, thế kỉ XI – XII, đến lúc ông vua cuối cùng triều Nguyễn thoái vị vào giữa thế kỷ XX. Việc phân chia của các nhóm nhạc cụ hòa tấu trong dàn nhạc cung đình ở Huế; từ đầu thế kỷ XIX.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận; là “kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại” vào ngày 15 tháng 11 năm 2005. Năm 2008, không gian văn hóa cồng chiêng được UNESCO; công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.

Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố bộ phận sau: Cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng; những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng; những địa điểm tổ chức các lễ hội đó.

cồng chiêng tâu nguyên

Trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng. Chủ nhân của di sản văn hóa quý giá và đặc sắc này là 17 dân tộc thiểu. Hiện tại ở Tây Nguyên, lễ hội cồng chiêng được tổ chức hàng năm để gìn giữ; và phát huy một cách tốt nhất giá trị của di sản này.

Dân ca Quan họ

Đây là một trong số những làn điệu dân ca phổ biến; của vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc nước ta. Nó được hình thành ở vùng Kinh Bắc xưa; bao gồm 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Dân ca quan họ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể; đại diện của nhân loại vào năm 2009.

quan họ

Quan họ nổi bật bởi thể hiện được “cái tình” của người hát, các làn điệu quan họ; thường gắn liền với các liền anh, liền chị, tiêu biểu; như các bài: Hừ La, La rằng, Tình tang, Cây gạo… Trang phục của các liền anh, liền chị cũng khá đặc biệt và mang đậm bản sắc dân tộc Việt. Quan họ còn gắn với lối ứng xử chân tình, khéo léo; là làn điệu mời nước, mời trầu thật chân tình, nồng thắm.

Ca trù

Ca trù là một loại hình diễn xướng bằng âm giai rất thịnh hành; tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam. Năm 2009, ca trù đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Khác với quan họ, ca trù là dạng nghệ thuật biểu diễn dùng nhiều thể văn chương; như thể phú, thể truyện, thể ngâm, nhưng thể văn chương phổ biến nhất là hát nói. 

di sản phi vật thể

Xuất hiện sơ khai vào đầu thế kỷ 11; bắt đầu thịnh hành trong nước từ thế kỷ 15 nhưng đến nửa cuối thế kỷ 20. Trải qua quá trình phát triển thăng trầm cùng với những biến cố của lịch sử; cho tới nay, Ca Trù Việt Nam đã đạt đến trình độ thẩm mỹ cao; khẳng định được vị trí quan trọng không chỉ của Việt Nam mà còn của cả nhân loại.

Hát xoan

Hát xoan là loại hình dân ca lễ nghi phong tục hát thờ thần; thành hoàng với hình thức nghệ thuật đa yếu tố: có nhạc, hát, múa; thường được biểu diễn vào dịp đầu xuân; phổ biến ở vùng đất tổ Hùng Vương – Phú Thọ. Ngày 24/11/2011, hồ sơ Hát Xoan – Phú Thọ của Việt Nam; đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

di sản phi vật thể

Các phường hát xoan thường diễn xướng vào mùa xuân tại các đình, miếu làng; đến mùng 5 Tết thường hát ở hội đền Hùng. Hiện nay, tỉnh Phú Thọ đang ra sức gìn giữ di sản văn hóa này; bằng cách mở các lớp học dạy hát xoan; tôn tạo lại các di tích miếu, đình, nơi hát xoan được tổ chức.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Đây là một loại hình tín ngưỡng dân gian được lưu truyền lâu đời ở Việt Nam; chủ yếu được thực hiện ở các di tích thờ các nhân vật; liên quan đến thời Hùng Vương tiêu biểu như Thần Nông; Vua Hùng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Sơn Tinh, Cao Sơn, Quý Minh. UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2012.

di sản phi vật thể

Tín ngưỡng không phải một tôn giáo mà chính là biểu trưng của lòng thành kính; sự biết ơn- tri ân công đức các Vua Hùng là những người có công dựng nước Văn Lang. Hiện tại theo kiểm kê của Sở VH,TT&DL Phú Thọ, trên địa bàn tỉnh; có 326 di tích thờ Hùng Vương và các nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương; trải rộng khắp các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh.

Nguồn: Baovanhoa.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *