Có một bí quyết đơn giản giúp con người có thể sống hạnh phúc hơn. Việc đó chính là thường xuyên hãy thử những trải nghiệm nhiều điều mới lạ.
Theo chuyên gia về hạnh phúc Meik Wiking. Ông cho rằng ở con người sẽ xu hướng ghi nhớ lâu hơn những câu chuyện và cảm giác đầu. Vì thế, con người có thể lợi dụng điều này này để thêm vào dòng thời gian cuộc đời mình những khoảnh khắc. Cuộc sống vì thế mà cũng trở nên hạnh phúc vui vẻ hơn rất nhiều.
Mục lục
Hồi tưởng lại mọi thứ
Khi yêu cầu bất kỳ người lớn tuổi nào nhớ lại một số kỷ niệm thời trẻ. Thì họ sẽ kể cho bạn nghe những câu chuyện ở độ tuổi từ 15 đến 30. Điều này được gọi là “hiệu ứng hồi tưởng” hoặc “ký ức nổi bật”.
Nghiên cứu bộ nhớ đôi khi được thực hiện bằng cách sử dụng các từ gợi ý. Khi một từ cụ thể như “con chó”, “quyển sách”, “bóng đèn”… vang lên. Và bộ não lập tức tái hiện lại một kỷ niệm nào đó. Tuy nhiên, chúng ta nên sử dụng những từ không liên quan đến một giai đoạn nhất định trong cuộc sống. Ví chẳng hạn, cụm từ “giấy phép lái xe” có nhiều khả năng gợi nhớ ký ức. Và ở một độ tuổi cụ thể hơn là từ “bóng đèn”.
Trong các nghiên cứu, khi những người tham gia xem một loạt các từ gợi ý, sau đó được hỏi về thời gian mà những hồi ức liên quan xảy ra, các phản ứng của họ thường sẽ tạo ra một đường cong với hình dạng đặc trưng, được gọi là “ký ức nổi bật”. Hiệu ứng “tác động tức thì” – phần hướng lên ở cuối đường cong – cũng có thể quan sát được. Ví dụ, khi được hỏi những sự kiện nào xuất hiện trong đầu khi từ “sách” vang lên, những nội dung họ đã đọc gần đây sẽ “bật lên” dễ dàng hơn so với những câu chữ cách đây 10 năm.
Tại sao những kỉ niệm đầu lại đáng nhớ?
Bạn cũng có thể thấy “hiệu ứng hồi tưởng” trong một số tự truyện, trong đó, tuổi thiếu niên và tuổi trưởng thành sớm thường được mô tả qua một số lượng trang không tương xứng. Tự truyện của Agatha Christie dài 544 trang, cái chết của mẹ cô xảy ra ở trang 346, khi Christie 33 tuổi. Trong giai đoạn chứa sự kiện nổi bật này, ký ức lấp đầy hơn 10 trang mỗi năm. Ngược lại, các sự kiện từ năm 1945 đến năm 1965, khi cô ở độ tuổi từ 55 đến 75, chỉ trong 23 trang, tức là hơn một trang mỗi năm.
Có một lý thuyết đằng sau “ký ức nổi bật” cho rằng giai đoạn thanh thiếu niên – những năm đầu của tuổi trưởng thành – chính là thời điểm chúng ta tự “định nghĩa” chính mình. Bản sắc và ý thức về bản thân đang phát triển mạnh mẽ vào thời điểm đó. Đây cũng là giai đoạn chứa đựng rấy nhiều “lần đầu tiên”: cái nắm tay, nụ hôn, công việc, sự thất bại… đầu tiên. Những trải nghiệm này dường như khắc sâu trong ký ức hơn những trải nghiệm khác và rất dễ tái hiện lại mỗi khi chúng ta nghĩ về chúng.
Tính mới lạ đảm bảo sự tồn tại bền bỉ của một sự kiện nằm trong bộ nhớ. Hai nhà nghiên cứu người Anh là Gillian Cohen và Dorothy Faulkner cho biết, 73% ký ức sống động là các trải nghiệm lần đầu hoặc những câu chuyện độc đáo. Các trải nghiệm phi thường, mới lạ bắt buộc não phải xử lý công phu hơn, hoạt động năng suất và hiệu quả hơn, đồng thời ghi nhớ sâu sắc hơn để tạo ra thông tin nền cho những trải nghiệm tương tự sau đó. Đây chính là sức mạnh của lần đầu tiên.
Bí quyết cho hạnh phúc mới
Tầm quan trọng của lần đầu tiên đồng nghĩa với việc, nếu học đại học. Thì bạn có nhiều khả năng ghi nhớ tốt hơn các sự kiện vào thời gian đầu của năm học. Trong một nghiên cứu do David Pillemer – giáo sư tâm lý học tại Đại học New Hampshire dẫn đầu. Là những người phụ nữ đã tốt nghiệp 2, 12 hoặc 22 năm trước từ Đại học Wellesley ở Massachusetts. Họ được yêu cầu mô tả những ký ức về năm thứ nhất của họ ở trường đại học. Các nhà nghiên cứu cho biết, họ không quan tâm đến bất kỳ loại trải nghiệm cụ thể. Mà nào mà chỉ mô tả những dữ liệu đầu tiên xuất hiện trong tâm trí.
Trong phần thứ hai của nghiên cứu. Thì những người tham gia được yêu cầu phân tích từng ký ức mà họ đã mô tả trước đó. Ký ức được đánh giá dựa trên cường độ cảm xúc mà trải nghiệm có được. Và mức độ tác động đối với cuộc sống của họ (cả thời điểm ký ức xảy ra và hiện tại). Và khoảng thời gian cụ thể của trải nghiệm đó. Kết quả cho thấy phần lớn các ký ức diễn ra vào đầu năm học. Điều này chứng tỏ những trải nghiệm và cảm xúc đặc biệt có khả năng tồn tại nhiều năm trong trí nhớ.
Kiến tạo ra hạnh phúc bằng kí ức
Theo một nghiên cứu khác, hơn 5% của tất cả ký ức hạnh phúc đều thuộc về lần đầu tiên. Buổi hẹn hò đầu tiên, nụ hôn đầu tiên, lần đầu đi du lịch nước ngoài, lần đầu xem một bộ phim chiếu rạp, tháng lương đầu tiên… Tất cả đều có thể mang lại cho bạn cảm giác lâng lâng sung sướng mỗi khi nhớ về. Hôn nhân cũng vậy.
Ngoài ra, lần đầu tiên có thể đến trong hình dạng của ẩm thực. Sẽ không bao giờ có chiếc bánh macaron nào ngon hơn chiếc bánh đầu tiên. Và cảm giác sống động khi lần đầu nếm thử món sashimi. Nó có thể khiến nó trở thành món ăn yêu thích của một người đến hết đời. Nếu bạn muốn tạo ra một đêm đáng nhớ cho những vị khách. Thì hãy phục vụ những món mà họ chưa từng nếm thử trước đây.
Đây cũng có thể là lý do tại sao cuộc sống dường như trở nên nhàm chán hơn khi chúng ta già đi. Ở tuổi thiếu niên, chúng ta rất giàu có về những trải nghiệm đầu tiên. Mà trong khi lần đầu tiên ở tuổi 50 thì hiếm hơn. Có người từng nói, trước 20 tuổi, chúng ta sống bằng sự thông minh. Và sau 20 tuổi, chúng ta sống bằng kinh nghiệm. Tất cả những trải nghiệm mới mẻ trong 20 năm đầu của cuộc đời có thể xây dựng một nền tảng cơ bản. Và đủ để chúng ta ứng dụng trong phần đời còn lại. Và thật may mắn nếu tất cả đều là trải nghiệm hạnh phúc.
Nguồn Elle.vn