Giấc ngủ được xem là liều thuốc chữa bệnh hiệu quả nhất để giúp cơ thể mệt mỏi sau một ngày dài được nạp đầy năng lượng. Ngoài khả năng trẻ hóa làn da, ngủ đủ giấc còn có thể giúp bạn vượt qua căng thẳng, tăng cường trí nhớ và thậm chí là sống thọ hơn. Tuy vậy, dù cố gắng ngủ đủ giấc mỗi tối nhưng khi thức dậy bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi và hoàn toàn kiệt sức. Nguyên nhân của điều này đến từ đâu? Hãy cùng bài viết điểm qua 9 lý do được các nhà khoa học lý giải dưới đây bạn nhé.
Mục lục
Lượng hooc mon giảm sút
Mệt mỏi là một trong những triệu chứng phổ biến nhất khi hormone mất cân bằng. Dù bạn đã ngủ đủ giấc nhưng nồng độ progesterone trong cơ thể cao quá mức; điều này vẫn có thể gây buồn ngủ. Ngoài ra, nếu tuyến giáp tạo ra quá ít hormone tuyến giáp; năng lượng của cơ thể sẽ giảm sút và dẫn đến trạng thái mệt mỏi.
Vấn đề hô hấp
Đây là hội chứng rối loạn đặc trưng bởi sự ngừng thở từng lúc về đêm trong khi ngủ; có thể dẫn tới thiếu ô xy máu. Vấn đề ngưng thở khi ngủ thường xảy ra với các biểu hiện như ngáy to; thức giấc thường xuyên hay đau đầu sau khi thức dậy. Những người mắc phải chứng ngưng thở này sẽ phải liên tục thức giấc; vì họ ngừng thở rất nhiều lần trong đêm. Ngay cả khi ngủ đủ 8 tiếng; sự gián đoạn của giấc ngủ cũng làm bản thân cảm thấy uể oải hơn.
Ánh sáng không đủ
Nếu bạn chưa biết, việc tiếp xúc với ánh sáng có thể kích thích não và cơ thể; khiến chúng ta tỉnh táo hơn. Theo đó, nếu làm việc trong môi trường có ánh sáng yếu; cơ thể bạn cũng dễ rơi vào mệt mỏi bất kể bạn đã ngủ đủ giấc vào đêm hôm qua. Vì vậy, nếu cảm thấy kiệt sức; hãy thử ra ngoài và cảm nhận luồng ánh sáng tự nhiên để cơ thể thoải mái và tràn đầy năng lượng.
Tuyến giáp mất cân bằng
Tuyến giáp làm một trong những cơ quan sản sinh hormone có khả năng trao đổi chất và tiêu hóa. Nếu tuyến giáp hoạt động kém hoặc xảy ra tình trạng suy giáp; giấc ngủ của bạn sẽ có các biểu hiện khác thường. Cụ thể, ngủ quá độ cũng là hệ quả do tuyến giáp gây ra. Nếu luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi dù đã ngủ nhiều, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe.
Không vận động đủ
Một lối sống ít vận động cũng có thể là nguyên nhân lớn dẫn đến cơ thể mệt mỏi. Bởi việc tập thể dục sẽ quyết định đến hệ thống cơ xương và tim mạch; có hoạt động hiệu quả hay không. Ngoài ra, vận động nhiều còn giúp tăng năng lượng và giảm tình trạng kiệt sức. Các nghiên cứu cho thấy, khi cơ thể sản sinh đủ năng lượng; chất lượng giấc ngủ của bạn sẽ được cải thiện.
Không cung cấp đủ lượng nước ngủ không ngon
Nếu thiếu nước, hệ huyết áp trong cơ thể sẽ làm chậm quá trình đưa ô xy đến não. Đây là nguyên nhân khiến cho cơ thể mệt mỏi và mất cảm giác tỉnh táo. Ngoài ra, 85% não bộ được cấu thành từ nước nên việc duy trì độ ẩm sẽ giúp tối đa hóa chất lượng giấc ngủ. Uống đủ nước sẽ giúp năng lượng trong cơ thể được kéo dài, giúp não bộ luôn ở trong trạng thái sảng khoái.
Uống nhiều bia và cafe cản trở giấc ngủ
Nhiều người thường cho rằng sử dụng cà phê có thể giúp tỉnh táo hơn nhưng trong một số trường hợp, loại thức uống này có thể gây tác dụng ngược. Bởi caffein có thể ngăn chặn các thụ thể adenosine của não trong quá trình trao đổi chất quan trọng nhằm điều hòa cho kỳ giấc ngủ. Bên cạnh đó, bia, rượu cũng là chất phá hoại giấc ngủ của bạn. Sử dụng bia, rượu thường xuyên khiến chu kỳ ngủ bị gián đoạn, não bộ không thể chìm vào giai đoạn ngủ sâu.
Chế độ ăn uống ảnh hưởng giấc ngủ
Chế độ ăn uống là nguồn cung cấp năng lượng, quyết định tình trạng sức khỏe của cơ thể. Nếu sử dụng quá nhiều thực phẩm nhiều chất béo hay có hàm lượng carb cao, cơ thể sẽ không ở trong trạng thái tốt nhất . Ngoài ra, nếu thiếu một số chất quan trọng, chất lượng giấc ngủ cũng có khả năng bị ảnh hưởng gián tiếp. Ví dụ như thiếu magie – chất khoáng duy trì lượng đường huyết, sức mạnh của cơ và sự tập trung của trí não hoặc thiếu chất sắt, vitamin D… cũng là những nguyên nhân dẫn đến sự mệt mỏi của cơ thể.
Ngủ quá nhiều
Thời lượng của giấc ngủ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả độ tuổi, tình trạng sức khỏe hay nghề nghiệp của bạn. Cụ thể, nếu bạn cơ thể mệt mỏi hay bệnh tật thì cần ngủ nhiều hơn người bình thường. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, người lớn chỉ nên ngủ khoảng 8 tiếng một ngày. Nếu bạn ngủ trên 10 tiếng thì được xem là ngủ nhiều.
Khi ngủ quá dài, đồng hồ sinh học sẽ bị rối loạn. Điều này dẫn đến các tế bào không thể hoạt động một cách hiệu quả, khiến bạn thiếu tỉnh táo trong suốt ngày dài. Ngoài ra, giấc ngủ dài hơn tiêu chuẩn còn là dấu hiệu của các vấn đề sức khoẻ cơ bản. Bạn có thể đối diện với các nguy cơ từ tăng cân, dễ mắc bệnh tiểu đường, tăng nguy cơ lão hóa não hay trầm cảm…
Nguồn : Elle.vn