Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt – Cách điều trị

Bệnh phụ nữ Sức Khỏe
Mất:4 phút, 40 giây để đọc
Rất nhiều người phụ nữ trên thế giới; đang mắc phải một chứng bệnh phụ khoa. Rối loạn kinh nguyệt; có lẽ là căn bệnh không còn lạ lẫm đối với các nàng. Khi đến kỳ kinh nguyệt nhưng các nàng vẫn không thấy dấu hiệu nào. Hay thậm chí còn có những bạn không có kinh nguyệt trong 3 đến 4 tháng. Có những trường hợp hi hữu còn ngỡ rằng mình mang bầu. Thực chất, đây chính là dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt.
Nghe như vấn đề này rất đơn giản; nhưng thực chất chúng gây ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe; tinh thần của người phụ nữ. Các nàng sẽ luôn lo lắng về tình trạng kinh nguyệt của mình. Vì không thể nắm rõ được ngày chính xác sẽ diễn ra việc này; đôi khi chúng khiến các nàng phải vô các trường hợp éo le. Vậy để hiểu chính xác hơn về khái niệm cũng như cách điều trị về căn bệnh này; hãy cùng tìm hiểu nhé!

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Một tên gọi liên quan đến cách hoạt động của một chu kì bình thường đang bị ảnh hưởng bởi một tác nhân nào đó. Một trong những lý do phổ biến nhất; khi các bác sĩ phụ khoa tiếp nhận bệnh nhân. Sự rối loạn về chu kỳ kinh nguyệt sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp; từ chất lượng cuộc sống; cho đến sức khỏe bệnh nhân. Khiến mọi hoạt động của người phụ nữ trở nên khó khăn; đặc biệt là khả năng sinh sản cũng bị lí do này mà ảnh hưởng.

rối loạn về chu kỳ kinh nguyệt sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống

Các loại rối loạn kinh nguyệt

  • Chảy máu bất thường: Kì kinh nguyệt diễn ra quá ngắn hoặc quá dài
  • Trễ kinh: Không xuất hiện ngày “đèn đỏ”
  • Đau bụng: Khi đến kì thường bị đau thắt vùng bụng
  • U xơ: Không thuộc dạng ung thư; nhưng chúng là một khối u trong tử cung
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS):Tinh thần và thể chất bị ảnh hưởng khá nhiều trước khi ngày “dâu rụng” diễn ra
  • Rối loạn chức năng tiền kinh nguyệt (PMDD): Tinh thần và thể chất biến đổi nghiêm trọng trước ngày “rụng dâu”

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt

Nội tiết tố bị mất cân bằng

  • U xơ tử cung
  • Nội tiết tố bị mất cân bằng
  • Rối loạn đông máu
  • Các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STIs)
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
  • Di truyền 
  • Ung thư

Các triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt là gì?

  • Đầy hơi hoặc đầy bụng
  • Chảy máu kinh nguyệt một cách bất thường
  • Chuột rút; hoặc đau vùng bụng 
  • Stress
  • Đau đầu không rõ nguyên do
  • Cảm xúc bấn loạn

Chuột rút

Hãy luôn theo dõi ngày xảy ra giữa các chu kì với nhau. Nếu xảy ra kì kinh hơn 10 ngày; chúng cách nhau dưới 21 ngày hoặc cách nhau quá 3 tháng; bạn cần tìm đến bác sĩ phụ khoa để thăm khám; cũng như nghe tư vấn.

Chẩn đoán rối loạn kinh nguyệt

Làm xét nghiệm Pap smear. Sau đó tiếp tục tiến hành khám phụ khoa cũng như xem lịch sử ý tế của bạn. Để chắc chắn rằng bạn không hề có bệnh tình nào trước đây. Bạn cũng sẽ nhận được những lười khuyên bổ ích như là: Hãy ghi chép lại sổ tử cung; từ đó có thể dễ dàng quan sát; điều chỉnh chế độ sinh hoạt sao cho hợp lý.

Đồng thời hãy kiểm tra luôn những phần khác quan trọng không kém; bao gồm:

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm nội tiết
  • Sinh thiết nội mạc tử cung
  • Siêu âm 
  • Hysterosonography: mở rộng khoang tử cung bằng dùng nước muối vô trùng.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Cung cấp cho bác sĩ hình ảnh chi tiết nhất về tử cung và cả những thứ xung quanh
  • Nội soi ổ bụng

Rối loạn kinh nguyệt được điều trị như thế nào?

Thay đổi chế độ sinh hoạt

Hãy thay đổi chế độ từ thói quen ăn uống của bạn. Để giảm được tình trạng chuột rút cũng như các triệu chứng khó chịu khác; hãy giảm lượng muối, đường, caffein và cũng như các loại rượu. Đặc biệt là phải tránh xa các chất kích thích. Điển hình là bia và thuốc lá…  Đến mùa “rụng dâu” hãy sắp xếp thời gian biểu hợp lý; hãy chắc chắn rằng việc bạn nghỉ ngơi hay làm việc đều xảy ra có kế hoạch. Kết hợp việc vận động nhẹ cũng sẽ khiến tuần hoàn máu hơn. Làm cho tinh thần phải thật thoải mái.tránh xa các chất kích thích

Điều trị y tế

Thông qua chỉ thị của các bác sĩ; bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc tây; tùy theo tình trạng mà bạn đang gặp phải. Bạn nên dùng một ít thuốc giảm đau để có thể kiểm soát được tình trạng đau bụng dưới; đồng thời hạn chế khả năng bị chuột rút. Hoặc thuốc tránh thai nội tiết cũng là một loại khuyên dùng; nếu bạn gặp phải trường hợp bị tắc kinh; hoặc ra quá nhiều máu trong quá trình kinh nguyệt diễn ra.

Nếu nghiêm trọng hơn; bạn cần phải sử dụng các phương pháp mạnh mẽ hơn để khắc phục chúng. Một trong những điều đó là mổ nội soi. Bác sĩ sẽ giúp bạn cắt đi phần nội mạc phía trong tử cung để phá hủy niêm mạc. Thông qua đó để làm ngừng kinh nguyệt; cắt tử cung.

Nguồn: Eva.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *