Ung thư, là cái tên gây ám ảnh cho biết bao nhiêu thế hệ. Khi mãi cho đến ngày nay; con người vẫn chưa thể tìm ra phương thuốc trị dứt điểm căn bệnh này. Điều đáng nói là căn bệnh này không phân biệt bất kì ai. Ngay cả những đứa trẻ; căn bệnh này cũng có thể xâm nhập vào cơ thể các bé. Cơ thể yếu ớt với hệ miễn dịch kém của các bé; đã tạo không ít cơ hội cho sự xâm nhập này. Đặc biệt là căn bệnh ung thư máu (ung thư bạch cầu). Chúng đang trở thành nỗi đe dọa cho sự phát triển sức khỏe của trẻ em trên toàn cầu.
Vậy căn bệnh ung thư máu này ra sao? Tại sao ngay cả trẻ em vẫn có thể mắc căn bệnh này? Có cách nào điều trị cũng như phòng tránh ung thư bạch cầu hay không? Bạn cần phải biết rõ nguyên nhân, tác hại của chúng đối với người bệnh. Đồng thời phải luôn tạo cho bản thân cũng như các đứa trẻ; một tấm màn bảo vệ vô hình; trước căn bệnh quái ác này. Hãy cùng tìm hiểu ngay bây giờ.
Mục lục
Bệnh bạch cầu: kẻ giết trẻ em không thể bỏ qua
Tiểu Hoan, cô gái nhỏ bé 2 tuổi; nhưng lại phải mang trong mình một căn bệnh quái ái. Ung thư máu khiến em không còn được vui đùa như các bạn đồng trang lứa. Ngôi nhà thứ hai của em là bệnh viện. Người mẹ luôn thắc mắc, tại sao căn bệnh này lại có thể xảy ra với con gái mình? Đứa con gái bé bỏng ấy chỉ hay bị cảm và sốt nhẹ. Cô bé đã có nhiều lúc không được thoải mái nên bố mẹ đã quyết định đưa em đi khám. Không ngờ lại nhận được kết quả đau lòng.
2 tuổi nhưng em phải chịu đựng những lần hóa trị lớn nhỏ. Bố mẹ chỉ biết bất lực nhìn con mà khóc. Dường như hi vọng duy nhất của họ là Tiểu Hoan được có cơ hội sống. Sống một cuộc sống bình thường như bao đứa trẻ khác. Ngay tại giường của Tiểu Hoan; cũng tồn tại thêm 14 ca bệnh bạch cầu. Bé lớn nhất chỉ mới 13 tuổi. Câu hỏi được đặt ra là tại sao lại có nhiều trẻ em mắc phải căn bệnh này đến thế?
Tại sao một đứa trẻ nhỏ như vậy lại bị bệnh bạch cầu?
Về nguyên nhân bên ngoài:
Do các bé đã vô tình tiếp xúc với các chất độc hại. Một món đồ kém chất lượng hay ngay cả những bộ quần áo mới; chúng đều có khả năng phát tán chất gây ung thư. Theo nghiên cứu cho thấy; những chất thường gây ra bệnh bạch cầu là benzen và formaldehyde. Ngoài ra nếu tiếp xúc nhiều với các bức xạ điện tử; các bé cũng có thể đối mặt với căn bệnh quái ác này.
Về nguyên nhân bên trong:
Ung thư bạch cầu không thể được quy vào một trong những căn bệnh di truyền. Tuy nhiên nó lại có thể là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh di truyền bẩm sinh.
Bệnh bạch cầu khởi phát, 4 triệu chứng không thể bỏ qua
Ở gia đoạn đầu bệnh nhân thường đi kèm với các biểu hiện như chảy máu; sốt, sưng hạch bạch huyết…
- Mệt mỏi, chóng mặt, khó thở: do thiếu máu
- Sốt miên man, không có dấu hiệu đỡ khi dùng thuốc: do nhiễm trùng bạch cầu (Ngoài ra còn có nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng niêm mạc miệng và nhiễm trùng đường tiêu hóa)
- Xuất hiện vết bầm tím; chảy máu cam, chảy máu nướu…
- Nổi hạch, đau xương khớp, khó thở, động kinh…
Hầu hết bệnh bạch cầu ở trẻ em có thể được chữa khỏi?
Đừng từ bỏ cơ hội sống của con; khi căn bệnh này còn có thể chữa trị. Dựa vào hóa trị nửa năm; không ghép tủy các bé vẫn có thể hồi phục tốt. Ngoài ra còn có thể sinh hoạt, lớn lên và lập gia đình và sống như người bình thường.
Bốn điểm cần thực hiện để ngăn ngừa bệnh bạch cầu ở trẻ em
- Tránh xa bức xạ: Những nơi kiểm tra CT và Xquang; đều là những nơi mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ em không nên lui tới. Ngoài ra còn có các sản phẩm điện tử không đạt tiêu chuẩn; cũng cần phải tránh xa tầm tay trẻ em.
- Tránh khí độc: Hạn chế sự tiếp xúc của con với những vật dụng không an toàn như mùi nhà mới; quần áo không đảm bảo chất lượng…
- Đi khám kịp thời: Chỉ sử dụng thuốc cho bé khi có chỉ định rõ ràng của bác sĩ
- Tăng cường vận động: Giúp tăng hệ miễn dịch; tạo lớp chắn bảo vệ sức khỏe cho con.
Nguồn: Eva.vn