Để chăm sóc và nuôi dưỡng một đứa trẻ; không phải ai cũng có thể làm tốt được việc đó. Từ giấc ngủ cho đến các thói quen hằng ngày; bé đều nhờ vào sự dạy dỗ của cả cha và mẹ. Đặc biệt là khẩu phần ăn của con mỗi ngày. Nhiều cha mẹ cứ lo sợ con sẽ bị đói; khiến con xót ruột, cào bao tử… Nên đã cho con ăn rất nhiều các loại bột cũng như sữa; trong đó còn có cả các chất dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, việc cho ăn quá nhiều sẽ khiến con bị trướng bụng; thậm chí tồi tệ hơn là tổn thương dạ dày của con. Vậy dấu hiệu dạ dày tổn thương là như thế nào?
Cha mẹ phải luôn để ý những lúc con ngủ. Với 3 biểu hiện của con như dưới đây; hãy cho con đến gặp bác sĩ khoa nhi ngay lập tức. Đồng thời bạn phải kết hợp cách trị bệnh cho con tại nhà. Đặc biệt là các bé nhỏ; không thể uống thuốc quá nhiều một ngày như người lớn. Vậy nên hãy cùng bắt đầu ngay thôi!
Mục lục
Ngủ không yên, thích nằm sấp ngủ
Bạn hãy để ý quan sát tư thế của con yêu khi ngủ nhé! Có nhiều bé thường có thói quen nằm thoải mái. Tuy nhiên bỗng một ngày bé lại nằm sấp khi ngủ. Các bố mẹ cần phải cảnh giác; khi đây cũng là một trong những dấu hiệu bất ổn. Tư thế này sẽ làm con thoải mái; khi vùng dạ dày của con có vấn đề. Do vậy nếu con đột nhiên nằm sấp; hãy nhanh chóng đổi tư thế ngủ lại cho con.
Ngoài ra bạn hãy tự tìm hiểu các thông tin uy tín; để điều chỉnh lượng ăn của bé mỗi ngày; để khắc phục tình trạng này nhé!
Hôi miệng sau khi ngủ dậy
Nếu ngay sau khi thức dậy; miệng bé có một mùi hôi nặng. Sau khi loại bỏ các vấn đề về cổ họng cũng như vệ sinh răng miệng. Bạn nên quan tâm dến đường tiêu hóa của con.
Dạ dày sẽ hoạt động kém nếu được bổ sung quá nhiều dưỡng chất. Từ đó không thể làm nhiệm vụ hấp thụ toàn bộ thức ăn. Khiến các thức ăn đưa vào trong cơ thể sẽ bị tồn đọng và lên men. Đây cũng là nguyên nhân hôi miệng ở bé.
Chảy nước dãi khi ngủ
Lớp bột trắng trên miệng bé mỗi sáng; thực chất là nước dãi của bé trong quá trình ngủ vào đêm trước. Nếu bé không hề có vấn đề về răng miệng; cũng như tư thế ngủ của bé rất chuẩn. Bạn nên cảnh giác vì đây là dấu hiệu tổn thương của dạ dày.
Sự tổn thương này sẽ khiến dạ dày bé tiết thêm nước bọt; khiến bé thường xuyên bị chảy dãi. Đặc biệt điều này còn dẫn đến các bệnh ở vùng miệng như viêm miệng và mòn miệng. Vậy nên hãy thay đổi ngay chế độ ăn uống. Cân bằng lượng thức ăn để giúp con giảm thiểu tình trạng này một cách triệt để.
Để điều trị lá lách và dạ dày non yếu của bé, hãy bắt đầu với những khía cạnh sau:
Ăn điều độ, tránh ăn quá no
Vào bữa tối; bạn nên hạn chế cho bé ăn quá nhiều. Điều chỉnh sơ đồ ăn uống của con cho thật hợp lý. Hãy tập trung cho bé ăn những món giàu chất dinh dưỡng. Nhờ đó mà dạ dày và lá lách sẽ không cần phải hoạt động về đêm. Chất lượng giấc ngủ của bé cũng sẽ vì vậy mà tốt hơn.
Tránh thức ăn lạnh và ăn thức ăn bổ dạ dày
Vì dạ dày và lá lách của bé yêu rất yếu. Vì vậy việc tiếp thu những món ăn lạnh sẽ là gánh nặng cho hai bộ phận này. Thay vào đó; bạn hãy thử bổ sung cho con bằng các món ăn dưỡng chất. Điển hình như kê, củ năng, hạt sen…
Bạn cũng có thể đến các bệnh viện khoa nhi để mua cho con những loại thuốc bổ tỳ và dạ dày. Giải quyết nhanh gọn vấn đề khó tiêu.
Massage nhẹ nhàng cho trẻ
Massage cũng có thể hỗ trợ đường tiêu hóa của con. Vì vậy hãy thường xuyên Massage cho con; để con có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Đừng quên cho con khám vài lần để nắm rõ tình hình sức khỏe của con nhé!
Nguồn: Eva.vn